9 kinh nghiệm nhận nhà chung cư mà bạn cần nắm rõ
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm nhận nhà chung cư. Bạn hãy xem ngay bài viết để có thể chuẩn bị đầy đủ, kỹ càng trước khi đi nhận nhà chung cư nhé!
1. Cần chuẩn bị những gì khi đi nhận nhà chung cư?
Trước khi nhận nhà, bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng nhiều dụng cụ sau:
- Hợp đồng mua bán chung cư và phụ lục hợp đồng.
- Bản vẽ mặt bằng của căn hộ có đủ các kích thước cao, dài, rộng.
- Tô vít nhỏ, cây bút thử điện hoặc đèn ngủ để thử điện.
- Xô hoặc chậu nhỏ để kiểm tra nước.
- Thước dây cứng, thước kẻ dài và bút bi.
- Đèn pin hoặc các thiết bị có thể chiếu sáng.
- Ghế cao hoặc thang để đứng kiểm tra tuần nhà.
Cần chuẩn bị những gì khi đi nhận nhà chung cư?
2. Các hạng mục cần kiểm tra khi nhận nhà chung cư
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết, bạn có thể tiến hành kiểm tra không gian sống trong tương lai của mình. Khi đến nhận nhà chung cư, bạn cần kiểm tra cả phần diện tích sở hữu riêng và cả phần sở hữu chung trong tòa nhà. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về dịch vụ quản lý căn hộ chung cư trước khi quyết định thuê hoặc tiến hành mua lại.
2.1 Kiểm tra phần thuộc sở hữu chung
Nhiều người chưa có kinh nghiệm đi nhận nhà chung cư thường sẽ bỏ qua việc kiểm tra các hạng mục thuộc sở hữu chung của tòa nhà. Tuy nhiên, đây là một bước vô cùng quan trọng khi nhận nhà chung cư.
2.1.1 Kiểm tra hệ thống thang máy
Để tránh những bất tiện hoặc tai nạn ngoài ý muốn khi sử dụng thang máy, bạn đừng quên bỏ túi các chi tiết cần lưu ý sau:
- Bạn cần kiểm tra việc đóng mở cửa cabin có diễn ra ổn định không.
- Tốc độ đóng mở cửa phải phù hợp với cảm quan cá nhân của bạn, không được quá nhanh hoặc quá chậm.
- Kiểm tra hoạt động của thang máy bằng việc bấm thang di chuyển lên xuống. Bạn phải chú ý xem thang máy có đưa bạn đến đúng tầng và đúng sảnh không.
Kiểm tra hệ thống thang máy
2.1.2 Kiểm tra hộp PCCC
Phòng cháy chữa cháy là hệ thống rất quan trọng trong các công trình, đặc biệt là đối với nhà chung cư. Bạn hãy yêu cầu ban quản lý chung cư cao tầng chỉ dẫn đến vị trí đặt hộp PCCC gần nhất để tiến hành kiểm tra. Để việc kiểm tra hộp PCCC diễn ra thuận lợi, bạn cần nắm các lưu ý sau đây.
- Bạn cần thử chuông báo cháy để xem hệ thống báo cháy có đang hoạt động tốt không. Việc tiếp theo chính là kiểm tra đầu phun nước phòng khi có hỏa hoạn.
- Kiểm tra hộp cứu hỏa ở vị trí gần nhà nhất.
- Xem thêm các thiết bị khác như búa chữa cháy, áo mũ bảo hộ, vòi nước,…
2.2 Kiểm tra phần thuộc sở hữu riêng
Khi mua căn hộ chung cư cho gia đình, hầu hết mọi người ai nấy đều háo hức chờ đợi ngày nhận bàn giao từ chủ đầu tư. Tuy nhiên, bạn cần phải kiểm tra kỹ các phần quan trọng bao gồm hệ thống điện nước, phần thô của căn hộ, nội thất,… để tránh việc gia tăng chi phí quản lý vận hành nhà chung cư sau này.
2.2.1 Hệ thống điện
Việc kiểm tra hệ thống điện khá phức tạp. Do đó, bạn cần biết đến những kinh nghiệm đi nhận nhà chung cư dưới đây:
- Kiểm tra hoạt động của điều hoà, hệ thống thông gió.
- Kiểm tra hệ thống đèn trong chung cư gồm đèn trần, đèn bếp, đèn vệ sinh, đèn ban công,…
- Kiểm tra các ổ cắm điện, đảm bảo các ổ đều có nguồn điện. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra và yêu cầu bố trị lại các ổ cắm điện phù hợp với gia đình.
- Kiểm tra hệ thống điện có tự động ngắt khi gặp sự cố hay không.
Kiểm tra hệ thống điện
2.2.2 Hệ thống cung cấp nước
Hệ thống cung cấp nước chung cư có vai trò rất quan trọng, quyết định sự tiện nghi của cuộc sống. Để kiểm tra, bạn cần lưu ý các điều sau:
- Trong phòng vệ sinh, bạn cần kiểm tra hệ thống thoát sàn, xem nước có thoát tốt không.
- Kiểm tra độ mạnh của lực nước chảy.
- Nếu căn hộ bạn đã được lắp bình nóng lạnh thì cần kiểm tra đường ống, và xem đường điện có dây mát chống giật hay chưa.
- Kiểm tra các vòi nước có bị rỉ không, nếu bị thì phải yêu cầu thay thế ngay.
2.2.3 Phần thô của căn hộ
Đây là phần được nhiều chú ý nhất khi bước vào ngôi nhà chung cư của bạn. Vì vậy, bạn cần kiểm tra cẩn thận theo hướng dẫn sau để đảm bảo chất lượng và mỹ quan của công trình.
- Tường chung cư có bị nứt không, nếu nứt bạn cần yêu cầu xử lý ngay để tránh hỏng sơn tường.
- Kiểm tra sơn tường và trần có bị bẩn, bong tróc hay không.
- Màu sơn của trần và tường nhà có chênh lệch màu không.
- Phần ban công nên kiểm tra xem có bẩn không, phần thoát nước có tốt không.
- Kiểm tra phần mặt bàn đá của bếp và các chi tiết khác trong nhà bếp.
Bạn cần kiểm tra phần thô của căn hộ có bị nứt hay không khi đi nhận nhà chung cư
2.2.4 Đo và kiểm tra diện tích căn hộ theo bản vẽ
Một số chung cư khi bàn giao vẫn chưa tiến hành việc đo đạc. Đến khi chuẩn bị làm sổ đỏ, chủ dự án đó mới thực hiện. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là diện tích căn hộ được ghi trong sổ đỏ phải đúng với hợp đồng. Trường hợp có sai lệch trên dưới 2m2 thì sẽ được trả hoặc nộp thêm tiền mua căn hộ, còn trên dưới 5m2 thì bạn có quyền từ chối nhận căn hộ.
Bạn cần tiến hành đo diện tích căn hộ khi đi nhận nhà chung cư
2.2.5 Hồ sơ của chủ đầu tư tòa nhà
Công việc kiểm tra cuối cùng chính là hồ sơ của chủ đầu tư tòa nhà. Bạn cần chú ý đến các điều quan trọng sau sau:
- Bản vẽ hoàn công có dấu đỏ của chủ đầu tư, nhà thầu và giám sát thi công.
- Bản nghiệm thu công trình.
- Biên bản nghiệm thu PCCC.
- Biên bản bàn giao căn hộ.
3. Lưu ý trước khi ký vào biên bản bàn giao nhà chung cư
Theo kinh nghiệm nhận nhà chung cư, trước khi ký vào biên bản bàn giao, bạn cần kiểm tra lại mọi chi tiết một lần nữa cho thật cẩn thận. Thực tế đã có nhiều trường hợp lợi nhà thầu dụng sơ hở của chủ nhà để tráo đổi nội thất căn hộ. Do đó, bạn cần phải chú ý đến một số điều:
- Thay đổi mã của khóa khỏa sử dụng mật khẩu.
- Tắt hết điện, nước, khóa tất cả các cửa và yêu cầu bàn giao chìa khóa và các loại remote.
- Thống nhất chỉ số đồng hồ điện, nước cơ sở.
- Yêu cầu cung cấp sơ đồ điện và ống nước trong nhà để phòng trường hợp không may khoan trúng khi lắp đặt nội thất.
- Chỉ ký xác nhận biên bản bàn giao căn hộ khi đã kiểm tra kỹ toàn bộ.
- Trong trường hợp có sai sót, bạn cần ghi chú lại các thay đổi phải được sửa chữa ra một bảng.
Lưu ý trước khi ký vào biên bản bàn giao nhà chung cư