Kỹ năng xử lý khi thang máy gặp sự cố để đảm bảo an toàn tối đa

Thang máy là loại hình phương tiện vận chuyển khá kiên cố và vững chãi giúp con người đi lại một cách nhanh chóng, tiện lợi và an toàn. Tuy nhiên, với loại hình di chuyển nào đi chăng nữa thì mức độ an toàn của nó cũng chỉ được đặt ở con số tương đối. Sự cố thang máy cũng là một trong những điều hiển nhiên mà chúng ta không thể tránh khỏi.

Những sự cố thang máy thường gặp

Thang máy có thể xảy ra những sự cố sau đây:

  1. Mất điện: Nguồn cung cấp năng lượng cho thang máy hoạt động là điện nên nếu bị cúp điện; thang máy cũng sẽ ngưng hoạt động. Dù là ở đâu, thang máy loại gì, hiện đại ra sao thì cũng có thể gặp phải.
  2. Bị treo thang máy: Tức là dù có điện nhưng thang máy lại dừng hoạt động. Nguyên nhân gây ra là do bị hư hỏng 1 thiết bị nào đó trong hệ thống điều khiển; khiến thang máy không thể vận hành. Giải pháp là bảo trì thang máy thường xuyên để có phương án phòng bị kịp thời.
  3. Thang bị mất kiểm soát về tốc độ: Tức là thang máy chạy nhanh hơn tốc độ cho phép mà bộ khống chế vượt tốc lại đang gặp trục trặc không thể xử lý.
  4. Thang máy rơi tự do: Sự cố này xảy ra do đứt cáp hoặc hỏng thắng. Nhưng xác suất xảy ra gần như bằng 0. Vì 1 sợi cáp có khả năng chịu lực 2 tấn. Cứ 1 thang máy sẽ có 4 sợi cáp. Thông thường chỉ cần cáp bị tưa một vài vi sợi cực nhỏ; phía công ty bảo trì đã cho thay cáp để đảm bảo an toàn. 

Các kỹ năng xử lý sự cố trong thang máy

1. Giữ bình tĩnh

Muốn nghĩ ra cách xử lý khi thang máy gặp sự cố thì trước hết bạn hãy hít thở sâu; nhắm mắt một lúc rồi từ từ mở ra cho mắt làm quen với bóng tối. Đứng dựa lưng vào vách cabin, gần bảng điều khiển; nắm chắc tay vịn và hơi khuỵu gối đề phòng trường hợp thang rơi tự do rồi đột ngột dừng lại. Chỉ khi thang đứng yên mới được thay đổi tư thế khác.

2. Nhấn nút gọi cứu hộ

Nhiều người khi thấy thang máy gặp sự cố thì mất bình tĩnh, dẫn đến bấm loạn xạ bảng điều khiển. Điều này không giúp giải quyết tình hình mà còn khiến thang máy trục trặc hơn. Lời khuyên là bạn chỉ nên bấm vào nút mở cửa để ra ngoài. Nếu nút mở cửa bị vô hiệu hóa, hãy bấm nút gọi cứu hộ. Thậm chí là gọi to để những người ở ngoài nghe thấy. Bạn cũng có thể gõ vào cửa thang bằng chùm chìa khóa hoặc gót giày; không dùng chân đạp mạnh hoặc nện tay vào cửa dù cho thang máy gặp vấn đề gì đi nữa.

Trong thang máy có biểu tượng nút gọi cứu hộ nếu thang máy gặp sự cố

3. Không cạy cửa

Tuyệt đối không cạy cửa khi thang máy gặp sự cố

Tuyệt đối không cạy cửa hoặc đập mạnh vào cửa để thoát ra ngoài; vì thang máy sẽ không tự động mở cả khi bạn cố gắng cạy cửa. 

4. Không tự ý thoát theo đường thoát hiểm

Lối thoát hiểm thang máy chỉ được sử dụng khi có sự chỉ đạo của đội cứu hộ. Không tự ý tìm cách ra ngoài theo lối thoát hiểm này nếu thang máy gặp sự cố vì có thể khiến công tác cứu hộ khó khăn hơn.

5. Làm theo hướng dẫn của đội cứu hộ khi thang máy gặp sự cố

Lắng nghe hiệu lệnh từ đội cứu hộ và làm theo hướng dẫn của họ để đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ; giúp bạn thoát ra ngoài sớm nhất. Không nên rung lắc, la hét vì quá hoảng sợ nếu thấy thang máy đột nhiên di chuyển; vì có thể do đội cứu hộ đang xử lý thắng hoặc vô lăng.

Chú ý làm theo các bước mà đội cứu hộ chỉ dẫn

6. Duy trì oxy cho cabin

Bằng cách hạn chế trò chuyện; la hét hoặc đập cửa thang máy vì lượng oxi trong thang máy không có sự trao đổi với bên ngoài nên rất hạn chế. 

Trên đây là một số cách xử lý khi thang máy gặp sự cố. Điểm mấu chốt nhất vẫn là bạn phải giữ được bình tĩnh mới có đủ sự sáng suốt có những phương án thoát hiểm an toàn. Chính vì vậy, hãy nên tìm hiểu cụ thể, rõ ràng chính xác về thang máy, cách sử dụng thang máy an toàn và các rủi ro liên quan và biện pháp xử lý để luôn luôn sẵn sàng ứng phó trước mọi tình huống và đạt được hiệu quả cao, sự an tâm, an toàn trong quá trình sử dụng.


©2024 Công ty CP phần mềm và dịch vụ gia đình HomeID - Hân hạnh phục vụ

Chat Button