Bảo quản sàn gỗ chung cư đúng cách

Mùa mưa là thời điểm khá nhạy cảm cho những công trình, ngôi nhà ốp ván sàn. Đây là lúc khí hậu chuyển qua chế độ ẩm ướt, mưa bão kéo dài liên tục trong khoảng thời gian khá dài từ tháng 6 đến tháng 12 tùy khu vực. Đây được xem là nguyên nhân chính khiến cho sàn gỗ dễ bị nấm mốc, hư hỏng nếu gia chủ không biết bảo quản đúng cách. Để vấn đề này được giải quyết dứt điểm, hãy cùng tìm ra cách xử lý hiệu quả và khá đơn giản trong bài viết dưới đây.

Vì sao cần bảo quản sàn gỗ đúng cách trong mùa mưa

Hiện nay, sàn gỗ công nghiệp đang được xem là dòng vật liệu thông dụng dùng phổ biến trong nhiều công trình, từ không gian nhà ở, căn hộ chung cư, nhà phố, khu vực công cộng như cửa hàng, văn phòng, studio, …đến công trình thương mại với quy mô lớn. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất đó chính là tính kỵ nước ở ván sàn. Những ngày mưa bão thường là nổi ám ảnh của nhiều người khi chọn ốp sàn ván gỗ. Nước là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sàn bị trương nở, phồng rộp và gây hư hỏng nặng nếu không kịp thời xử lý và không biết bảo quản đúng cách. Do đó, người dùng cần lưu ý vấn đề này trong mùa mưa hằng năm để đảm bảo tuổi thọ cho công trình ốp sàn của mình không bị ảnh hưởng bởi mưa bão.

Nguyên nhân khiến sàn gỗ dễ bị hư hỏng vào mùa mưa

Do Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu gió mùa mậu dịch. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có đặc điểm là mưa tập trung theo mùa kéo theo gió và luồng khí ẩm gây ra nhiều hiện tượng Nồm ẩm khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng công trình, nhà ở ốp sàn. Khi chịu tác động bởi hiện tượng này, sàn nhà ốp gỗ sẽ dễ bị thấm nước, ẩm ướt hơn bình thường. Vào những ngày mưa, nước mưa hắt vào khu vực bên trong nhà, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sàn bị hư hỏng nếu nền sàn chịu tác động liên tục bởi nước.

Ngoài tác động bởi thời tiết, sàn ván gỗ bị ẩm ướt cũng có thể do một số nguyên nhân chủ quan từ người dùng khi vô tình làm nước đổ ra sàn trong quá trình sinh hoạt, hoặc là do trong quá trình thi công xây dựng nhà, đội ngũ thợ không xử lý đường ống dẫn nước an toàn dẫn đến hiện tượng nước bị rò rỉ ra bên ngoài làm ẩm sàn, ướt sàn gây hư hỏng.

7 cách bảo quản sàn gỗ trong mùa mưa hiệu quả bạn cần biết

Mặc dù ván sàn được đánh giá là dòng vật liệu có độ bền rất tốt, tính thẩm mỹ vượt trội nhưng khắc tinh của ván sàn chính là nước. Nếu sàn bị ẩm ướt sẽ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chất lượng tấm ván. Do đó, để bảo quản ván sàn trong mùa mưa hiệu quả bạn cần tham khảo 7 cách sau:

Đóng kín tất cả cửa sổ xung quanh nhà

Dù là sàn tự nhiên hay sàn công nghiệp đều có đặc tính kỵ nước nên trong quá trình sử dụng người dùng cần đặc biệt chú ý. Với những vị trí dễ bị nước mưa tạt vào như cửa sổ, ban công, hành lang, hiên nhà, … bạn cần lưu ý phải đóng kín cửa mỗi khi trời mưa. Hoặc trong trường hợp nếu khu vực sàn nhà bị thấm nước mưa phải nhanh chóng lau thật khô để tránh hiện tượng các thanh gỗ ngấm nước gây trương nở, bong tróc và hư hỏng.

Tránh để nước tạt vào nhà qua các khe hở

Vào những ngày mưa bão, luồng gió thổi rất mạnh, nếu không kịp thời đóng kín cửa, kéo màn chắn, dùng khăn bông hay giẻ mềm chắn kín ở những vị trí khe hở, nước mưa có thể thấm vào thông qua các rãnh hở sẽ vô tình tạo điều kiện cho sàn nhà bạn dễ rơi vào tình trạng ẩm thấp, nấm mốc và bị hư hỏng. Do đó, người dùng cần để ý tránh để nước tạt vào nhà qua các khe hở.

Dùng khăn mềm đặt ở các vị trí hay tiếp xúc với nước

Lưu ý là người dùng nên dùng khăn mềm đặt ở những vị trí thường hay tiếp xúc với nước như khu vực bếp, chổ ra vào phòng tắm, lan can, khu vực để máy giặt, chén bát, … Đây là những nơi hầu như mỗi ngày đều tiếp xúc trực tiếp với nước. Nhằm tránh tình trạng nước thấm liên tục xuống nền thông qua khăn mềm thì gia chủ cần quan tâm đến vấn đề này để bảo vệ sàn nhà cách tuyệt đối.

Hạn chế tối đa việc để nước tiếp xúc với sàn nhà

Trong quá trình sinh hoạt, vui chơi, ăn uống, các thành viên rất dễ vô tình làm đổ nước hay thức ăn xuống nền sàn. Hoặc vật dụng, đồ dùng có sử dụng nước như thau chậu, bình hoa, bình nước, ấm nước, …. Bạn chỉ nên đặt cố định ở một vài nơi trong nhà, không để lung tung vì khi nếu không cẩn thận sẽ rất dễ làm đổ vỡ, nước tràn ra nền sàn ảnh hưởng đến chất lượng ván gỗ.

Hút ẩm, lau sàn nhà thường xuyên

Mùa mưa độ ẩm không khí tăng lên khá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, nấm mốc, vi sinh vật có hại phát triển, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cốt gỗ và bề mặt sàn. Khi những vết bẩn trên sàn nhà không kịp xử lý, làm sạch sẽ dễ tạo nên những vết ố vàng, làm xỉn màu bề mặt hoặc thậm chí có thể làm bề mặt bị phồng rộp, nổi các hạt mụn li ti. Do đó, bạn cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề hút ẩm, vệ sinh nền sàn trong mùa mưa này để ngăn chặn các loại nấm mốc, côn trùng không thể phát triển, cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Xử lý ngay những vị trí bị thấm dột trong nhà

Khi mùa mưa đến, vấn đề tường bị thấm, bị dột là điều thường xuyên xảy ra; đặc biệt là đối với các ngôi nhà xây lâu năm. Do đó, gia chủ cần kiểm tra thật kỹ các khu vực có nguy cơ bị rò rỉ, bị dột, khe hở ở vách tường, hóc kẹt, … trước và trong mùa mưa để kịp thời xử lý. Vì nếu sàn nhà bị ngâm nước quá 12 tiếng chắc chắc rất dễ hư hỏng và khó sửa chữa lại được.

3 lưu ý cần biết để bảo vệ nền sàn gỗ trong mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm vô cùng nhạy cảm đối với sàn công nghiệp. Nếu chúng ta không biết cách bảo vệ và không lưu ý một số quy tắc quan trọng, nền sàn nhà bạn sẽ rất dễ bị ẩm thấp, nấm mốc và gây hư hỏng. Vì nước là khắc tinh của gỗ nên cho dù gia chủ có chọn dòng sàn chất lượng đến đâu mà cứ để sàn bị ẩm ướt liên tục cũng đều tác động đến độ bền và thẩm mỹ của ván sàn. Do đó, người dùng cần nắm rõ 3 lưu ý sau để biết cách bảo vệ nền sàn trong mùa mưa bão:

Vào mùa mưa không nên dùng thảm trải sàn

Thảm trải sàn có rất nhiều tác dụng, giúp bảo vệ bề mặt sàn tránh bị trầy xước, duy trì vẻ đẹp lâu dài cho công trình ốp lát, góp phần tôn lên sự sang trọng cho ngôi nhà. Tuy nhiên, thảm lại là vật dụng có khả năng hút ẩm rất nhiều. Nó sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi gây hại cho nền sàn, ảnh hưởng đến cốt gỗ bên dưới. Vào mùa mưa nếu trải thảm lâu ngày ở những vị trí thường xuyên tiếp xúc với nước hay gần các cửa ra vào, toàn bộ nền sàn bên dưới nhà bạn sẽ bị mốc và xuất hiện những vết nấm trắng, đây là tác nhân làm cho sàn gỗ bị phồng rộng. Chính vì vậy, khi mùa mưa đến tốt nhất không nên dùng thảm trải sàn.

Cẩn thận những khu vực có đặt cây cảnh

Đa phần những ngôi nhà hiện đại thường đặt thêm các chậu cây cảnh trong nhà. Tuy nhiên, điều lưu ý quan trọng là cần kê các chậu cây bằng vật dụng thích hợp như đĩa hứng nước nhằm tránh việc nước ngấm xuống nền sàn. Song song đó, gia chủ cần thường xuyên kiểm tra các chậu cây để xử lý ngay tình trạng nước tràn ra sau khi tưới.

Nên chọn sàn gỗ chống nước tốt từ ban đầu

Dù cho bạn có dùng loại sàn chất lượng đến đâu nhưng nếu không biết cách bảo quản cũng sẽ gặp phải nhiều vấn đề trong mùa mưa. Hoặc nếu bạn chọn mua những dòng sàn kém chất lượng không được xử lý tốt trong quá trình sản xuất, lượng nước trong cốt gỗ còn đọng lại khá nhiều thì khi gặp môi trường ẩm ướt, các tấm ván sẽ nhanh chóng ngấm nước nhiều hơn nhanh hơn gây biến dạng, trương nở cốt gỗ, xấu nhất là làm hỏng toàn bộ nền sàn. Do đó, việc lựa chọn sàn gỗ không thấm nước, chuẩn chất lượng từ ban đầu và bảo quản ván sàn đúng cách đều cần thiết để giúp cho ngôi nhà, công trình của bạn đảm bảo tính thẩm mỹ và duy trì tuổi thọ ở mức cao nhất.

Cách xử lý dứt điểm sàn gỗ bị ngấm nước mùa mưa

Trong trường hợp nền sàn nhà đã bị ngấm nước do mưa thì gia chủ cần hiểu và nắm rõ các bước xử lý đúng cách để đảm bảo công trình được khắc phục hiệu quả, đem lại chất lượng cho không gian như ban đầu:

  • Bước 1: Lau dọn sạch bề mặt sàn, tiến hành tháo từng tấm ván để phơi khô. 
  • Bước 2: Chuyển các tấm ván sau khi tháo gỡ ra khu vực khô, thông thoáng và không để ánh nắng chiếu trực tiếp để phơi khô trong vòng 5 – 7 ngày. Đồng thời mở cửa căn phòng, khu vực ảnh hưởng bởi nước, dùng quạt làm khô sạch bề mặt sàn bê tông, đảm bảo độ ẩm sàn bê tông dưới 12% trước khi lắp đặt lại.
  • Bước 3: Tiến hành kiểm tra sàn gỗ sau khi phơi khô và lắp đặt lại. Lưu ý cần thay mới lớp lót (underlayment) nếu sử dụng các loại lót PE (xốp trắng) thông thường, PE tráng bạc (xốp bạc). Đối với lớp lót chuyên dụng Silhero chỉ cần phơi khô và vệ sinh sạch cùng ván sàn là có thể tái sử dụng lại.
  • Bước 4: Lắp đặt lại ván sàn sau khi đã phơi khô. Nếu không thể tự lắp, gia chủ nên tìm đến những đơn vị chuyên nghiệp để lắp lại sàn. Khi loại bỏ những tấm sàn gỗ hỏng, bạn cần tìm mua các tấm sàn tương thích để thay thế.
  • Bước 5: Khắc phục những vị trí bị rò rỉ nước hoặc những khu vực không an toàn để tránh trình trạng nước tràn, thấm vào nhà khi gặp mữa bão xảy ra một lần nữa.
Biết cách xử lý nền sàn bị ngấm nước giúp công trình tránh được mọi hư hỏng.

Với những thông tin trên, chắc hẳn người dùng đã phần nào nắm được các lưu ý và cách bảo quản, khắc phục ván sàn bị thấm nước trong mùa mưa bão. Nếu hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ nền sàn gỗ, tránh tác động bởi nước sẽ giúp không gian ốp sàn của mình luôn như mới, duy trì tuổi thọ cách tốt nhất và không làm giảm tính thẩm mỹ của bề mặt sàn.


©2024 Công ty CP phần mềm và dịch vụ gia đình HomeID - Hân hạnh phục vụ

Chat Button