Giá nước sạch sinh hoạt đối với nhà chung cư được quy định như thế nào? Cơ quan nào quyết định việc điều chỉnh trong trường hợp có biến động?

Hiện tôi đang sống ở nhà chung cư, tôi muốn hỏi giá nước sạch đối với nhà chung cư cụ thể là bao nhiêu? Việc xác định giá nước sạch được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Giá thành của 01m3 nước sạch được xác định như thế nào? Trong trường hợp có biến động thì cơ quan nào quyết định việc điều chỉnh đối với giá nước sạch?

Giá nước sạch sinh hoạt được xác định dựa trên nguyên tắc nào?

Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư 44/2021/TT-BTC, nguyên tắc xác định giá nước sạch được quy định như sau:

“Điều 2. Nguyên tắc xác định giá nước sạch

1. Giá nước sạch được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất hợp lý, hợp lệ trong quá trình khai thác, sản xuất, phân phối, tiêu thụ và có lợi nhuận; phù hợp với chất lượng nước, định mức kinh tế – kỹ thuật, quan hệ cung cầu về nước sạch, điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương, khu vực, thu nhập của người dân trong từng thời kỳ; hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của đơn vị cấp nước sạch (sau đây gọi là đơn vị cấp nước) và khách hàng sử dụng nước; khuyến khích khách hàng sử dụng nước tiết kiệm; khuyến khích các đơn vị cấp nước nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, giảm thất thoát, thất thu nước sạch, đáp ứng nhu cầu của khách hàng; thu hút đầu tư vào hoạt động sản xuất, phân phối nước sạch.

2. Giá bán lẻ nước sạch bình quân do Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân tỉnh) quyết định phải đảm bảo phù hợp với khung giá nước sạch quy định tại Điều 3 Thông tư này. Đối với khu vực đặc thù (vùng nước ngập mặn, vùng ven biển, vùng có điều kiện sản xuất nước khó khăn), trường hợp chi phí sản xuất, kinh doanh, cung ứng nước sạch ở các vùng này cao làm giá bán lẻ nước sạch bình quân của đơn vị cấp nước sau khi Sở Tài chính thẩm định phương án giá nước sạch cao hơn mức giá tối đa trong khung giá quy định tại Điều 3 Thông tư này thì Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế, nhu cầu sử dụng nước sạch và thu nhập của người dân để quyết định giá bán nước sạch cho phù hợp.”

Theo đó, giá nước sạch sinh hoạt (bao gồm cả nước sạch cung cấp chung cho mục đích sinh hoạt và cho mục đích khác) được thực hiện theo nguyên tắc cụ thể nói trên.

Giá nước sạch sinh hoạt đối với nhà chung cư được quy định như thế nào?

Giá nước sạch sinh hoạt đối với nhà chung cư được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Căn cứ Điều 3 Thông tư 44/2021/TT-BTC có quy định về khung giá nước sạch đối với từng khu vực như sau:

“Điều 3. Khung giá nước sạch

1. Khung giá nước sạch được quy định như sau:

SttLoạiGiá tối thiểu (đồng/m3)Giá tối đa (đồng/m3)
1Đô thị đặc biệt, đô thị loại 13.50018.000
2Đô thị loại 2, loại 3, loại 4, loại 53.00015.000
3Khu vực nông thôn2.00011.000

2. Khung giá nước sạch quy định tại khoản 1 Điều này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, áp dụng cho mức giá bán lẻ nước sạch bình quân do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.”

Theo đó, tùy vào nhà chung cư bạn đề cập đến thuộc khu vực đô thị nào thì khung giá nước sạch sinh hoạt cũng sẽ tương ứng khác nhau. Cụ thể:

– Thuộc khu vực đô thị đặc biệt, đô thị loại 1: giá nước sạch dao động từ 3.500 đồng/m3 đến 18.000 đồng/m3

– Thuộc khu vực đô thị loại 2, loại 3, loại 4, loại 5: giá nước sạch dao động từ 3.000 đồng/m3 đến 15.000 đồng/m3.

Giá thành thực hiện của 01 m3 nước sạch theo quy định hiện nay được xác định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 44/20212/TT-BTC, giá thành thực hiện của 01 m3 nước sạch được xác định dựa trên những quy định cụ thể như sau:

“Điều 10. Giá thành thực hiện của 01m3 nước sạch

1. Giá thành thực hiện của 01m3 nước sạch được xác định bằng công thức sau:

Trong đó:

GTTh: Giá thành thực hiện của 01m3 nước sạch (đồng/m3);

CTth: Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh nước sạch thực hiện (đồng);

DTGt: Doanh thu để tính giảm trừ giá thành là các khoản doanh thu ngoài doanh thu bán nước sạch, liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch (đồng);

SLTpth: Là sản lượng nước thương phẩm thực hiện (m3);

2. Giá thành thực hiện của 01m3 nước sạch của đơn vị cấp nước được xác định căn cứ trên tổng chi phí sản xuất, kinh doanh nước sạch hợp lý, hợp lệ thực tế phát sinh; sản lượng nước thương phẩm thực hiện trong năm; và các khoản doanh thu để tính giảm trừ giá thành. Các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ tính trong giá thành thực hiện của 01m3 nước sạch phải đảm bảo là các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định pháp luật về thuế đồng thời đảm bảo hiệu quả sản xuất, kinh doanh và không bao gồm các khoản chi đã được ngân sách nhà nước đảm bảo. Các khoản doanh thu để tính giảm trừ giá thành bao gồm doanh thu hoạt động tài chính và các doanh thu khác của hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch thực tế phát sinh (nếu có).

3. Giá thành thực hiện là một trong những căn cứ để xem xét các yếu tố chi phí đưa vào xây dựng phương án giá nước sạch đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ. Khi gửi Sở Tài chính thẩm định phương án giá nước sạch, đơn vị cấp nước phải cung cấp tối thiểu số liệu báo cáo chi tiết về giá thành thực hiện của năm N-2 và chi tiết giá thành thực hiện đến thời điểm lập phương án giá nước sạch trong năm N-1 như một căn cứ để xem xét, thẩm định phương án giá nước sạch năm N (năm áp dụng giá), trừ trường hợp đơn vị cấp nước mới vận hành chưa có số liệu về giá thành, chi phí thực hiện.”

Cơ quan nào quyết định việc điều chỉnh đối với giá nước sạch trong trường hợp có biến động?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 44/2021/TT-BTC, việc điều chỉnh giá nước sạch được quy định như sau:

“Điều 4. Điều chỉnh giá nước sạch

Hàng năm, đơn vị cấp nước chủ động rà soát việc thực hiện phương án giá nước sạch và giá nước sạch dự kiến cho năm tiếp theo. Trường hợp các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh nước sạch biến động làm giá nước sạch năm tiếp theo tăng hoặc giảm, đơn vị cấp nước lập hồ sơ phương án giá nước sạch gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định điều chỉnh. Đối với trường hợp sau khi đơn vị cấp nước rà soát, giá thành 01m3 nước sạch năm tiếp theo biến động tăng ở mức đơn vị cấp nước cân đối được tài chính thì đơn vị cấp nước có công văn gửi Sở Tài chính để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giữ ổn định giá nước sạch (để biết).”

Theo đó, trong trường hợp có biến động làm giá nước sạch năm tiếp theo tăng hoặc giảm thì đơn vị cấp nước lập hồ sơ phương án giá nước sạch gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định điều chỉnh.

Do đó, Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh giá nước sạch trong trường hợp này.

Như vậy, pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể liên quan đến nước sạch sinh hoạt như: nguyên tắc xác định giá nước sạch, khung giá nước sạch đối với từng khu vực, cách xác định giá thành 01m3 nước sạch cũng như cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giá nước sạch cụ thể như trên.

Theo thuvienphapluat


©2025 Công ty CP phần mềm và dịch vụ gia đình HomeID - Hân hạnh phục vụ

Chat Button