Khám phá các mô hình quản lý tòa nhà phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, ở các khu vực thành phố lớn, các tòa nhà văn phòng, chung cư xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, để các tòa nhà này có thể vận hành một cách hiệu quả thì việc thành lập ban quản lý là một điều không thể thiếu. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn các mô hình quản lý tòa nhà phổ biến nhất hiện nay.

1. Mô hình quản lý tòa nhà cần đáp ứng yêu cầu gì?

Quản lý tòa nhà là một công việc nhằm đảm bảo mọi hoạt động diễn ra trong tòa nhà được suôn sẻ và hiệu quả nhất. Công việc này bao gồm: quản lý, chăm sóc khách hàng; đảm bảo vệ sinh; bảo trì hệ thống kỹ thuật, quản lý nhân sự… 

Do đó, mô hình quản lý luôn là một vấn đề được các chủ đầu tư rất quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động của tòa nhà. Tuy nhiên, mô hình này sẽ chỉ thực sự hiệu quả khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Mô hình phải tương thích với đặc điểm của tòa nhà. Đối với các tòa nhà lớn sẽ cần một bộ máy quản lý được phân chia thực hiện các chức năng chuyên môn hóa cao hơn.
  • Mô hình tinh gọn nhưng vẫn phải đảm bảo được tính hiệu quả và sự chuyên nghiệp.

2. Các mô hình quản lý tòa nhà đang được áp dụng hiện nay

2.1. Ban quản lý tòa nhà do chủ đầu tư thành lập

Đối với mô hình này, chủ đầu tư sẽ là người trực tiếp quản lý chi phí liên quan đến: bảo trì hệ thống kỹ thuật, vệ sinh… Điều này sẽ giúp cho khách hàng tiết kiệm được một khoản phí đáng kể do không phải trả cho đơn vị trung gian.

Tuy nhiên, ở mô hình này, mọi hoạt động sẽ đều đề cao lợi ích của chủ đầu tư nhiều hơn, do đó sẽ rất dễ gây ra các xung đột giữa chủ đầu tư và khách hàng. Bởi vậy, mô hình chỉ thực sự phù hợp với các chủ đầu tư có năng lực quản lý và vận hành tòa nhà.

xung-doi-giua-chu-dau-tu-va-cu-dan
Xung đột giữa chủ đầu tư và các cư dân

2.2. Ban quản trị tự quản lý và vận hành tòa nhà

Hiện nay, ở một số tòa nhà chung cư, cộng đồng cư dân sẽ tổ chức hội nghị để bầu ra ban quản trí. Đây chính là một tổ chức có trách nhiệm thay mặt cho toàn bộ cư dân lựa chọn, thuê dịch vụ quản lý tòa nhà. Ngoài ra, ban quản trị cũng sẽ đứng ra đòi quyền lợi từ chủ đầu tư để bảo vệ các lợi ích của cư dân. Tuy nhiên, do không có tư cách pháp nhân và bị hạn chế nhiều thủ tục nên mô hình quản lý tòa nhà này không được áp dụng phổ biến.

2.3. Thuê đơn vị quản lý vận hành tòa nhà chuyên nghiệp

Với mô hình này, chủ đầu tư sẽ đứng ra thuê một bên thứ 3 để thực hiện công việc quản lý. Đây là một mô hình quản lý được áp dụng nhiều nhất hiện nay bởi những ưu điểm nổi bật sau:

  • Lợi ích giữa khách hàng và chủ đầu tư được trung hòa.
  • Mọi hoạt động quản lý tòa nhà được tiến hành một cách chuyên nghiệp, linh hoạt, giúp nâng cao giá trị của tòa nhà
  • Hạn chế tối đa những mâu thuẫn, xung đột giữa cư dân và chủ đầu tư.

Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về các mô hình quản lý tòa nhà hiện nay.


©2025 Công ty CP phần mềm và dịch vụ gia đình HomeID - Hân hạnh phục vụ

Chat Button