Quy trình cứu hộ thang máy tại các tòa nhà, chung cư

Hiện nay, nhu cầu sử dụng thang máy đang ngày càng tăng cao. Đó là một thiết bị không thể thiếu trong các tòa nhà cao tầng, chung cư giúp cho việc vận chuyển người và vật tư dễ dàng, nhanh chóng hơn. Bình thường khi mất điện lưới thang máy sẽ kích hoạt bộ cứu hộ tự động ARD để tự động đưa cabin về đúng vị trí tầng gần nhất và mở cửa để hành khách ra ngoài an toàn, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt bộ cứu hộ tự động không làm việc thì phải tiến hành các thao tác cứu hộ thang máy bằng tay để đưa khách ra ngoài.

Lưu đồ quy trình cứu hộ thang máy

Quy trình cứu hộ bằng tay

Hành khách

  • Bấm nút chuông cứu hộ trên bảng điều khiển thang máy.
  • Ấn và giữ nút Telecom để liên hệ với phòng điều khiển hoặc liên hệ với số điện thoại Hotline ghi trong cabin. Thông báo tình trạng sự cố thang máy đến nhân viên trực phòng điều khiển trung tâm, yêu cầu hỗ trợ (thông tin rõ ràng, ngắn gọn, chính xác).
  • Giữ bình tĩnh chờ lực lượng cứu hộ đến trợ giúp, trấn an những người xung quanh.
  • Tuyệt đối không gào thét, xô đẩy và đốt lửa trong cabin.

Đối với nhân viên trực phòng điều khiển

  • Tiếp nhận thông tin từ khách hàng, hỏi khách hàng các thông tin như: số thang, số tầng, số người và tình trạng bên trong cabin. Yêu cầu khách hàng giữ bình tĩnh, chờ lực lượng cứu hộ đến trợ giúp.
  • Liên hệ với bộ phận kỹ thuật và an ninh yêu cầu lực lượng hỗ trợ và tổ chức cứu hộ thang máy.

Bộ phận kỹ thuật và an ninh

Tiếp nhận thông tin từ nhân viên điều khiển trung tâm, lập đội cứu hộ thang máy khẩn cấp.

Lưu ý: Nhân sự và công cụ, dụng cụ cần thiết phải mang theo khi tổ chức cứu hộ thang máy là:

Nhân sự

  • Kỹ thuật viên: 02
  • Nhân viên bảo vệ: 02

Công cụ hỗ trợ

  • Đèn pin: 02
  • Bộ đàm: 02
  • Thang chữ A – 1,5m: 01

Dụng cụ kỹ thuật

  • Chìa khóa cửa cabin + phòng máy: 01
  • Tay đòn mở phanh hoặc tay quay puly cáp thang máy: 02

Đội cứu hộ thang máy khẩn cấp

Chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 1 kỹ thuật viên + 1 nhân viên an ninh..

Nhóm 1: Đi tới tầng gần nhất có thể tiếp cận cabin

  • Xác định vị trí dừng của cabin, xác nhận thông tin đã ngắt điện từ nhóm 2
  • Tiếp xúc, trao đổi với khách hàng
  • Xác nhận tình trạng bên trong cabin
  • Chuẩn bị phương án cấp cứu người trong trường hợp cần thiết.

Nhóm 2 lên phòng máy, chuẩn bị triển khai phương án cứu hộ

Tắt toàn bộ nguồn điện cấp cho thang máy bao gồm:

  • Nguồn điện động lực
  • Nguồn điện dự phòng

Nhân viên an ninh thông báo cho nhóm 1 khi hoàn tất ngắt điện


Trường hợp 1: Đối với trường hợp cabin ở vị trí thuận lợi (cabin ở vị trí bằng tầng, cabin cao hơn mặt sàn < 0,6m; cabin thấp hơn mặt sàn 1,2m.

Nhóm 1 kỹ thuật viên sẽ dùng chìa khóa cabin mở cửa hoàn toàn cửa cabin đưa khách ra ngoài an toàn.

Nếu cabin cao/thấp hơn sàn: dùng thang cẩn thận đưa khách xuống/lên sàn an toàn.

Trường hợp 2: Với trường hợp cabin ở vị trí giữa tầng

Nhóm 1, 2 dùng bộ đàm thông báo cho nhau về tình trạng cabin dừng giữa tầng và chuẩn bị phương án cứu hộ.

Nhóm 2: Kỹ thuật viên lắp đặt (tay quay), tay đòn vào vị trí quy định trên động cơ.

Nhân viên bảo vệ dùng bộ đàm thông báo cho Nhóm 1 đã chuẩn bị xong, chuẩn bị nhả phanh và quay puly.

Nhóm 1 xác nhận đã nhận thông tin

Nhóm 2 kỹ thuật viên thao tác nhả phanh và quay Puly cho cabin di chuyển, (nhấp – thả phanh theo tần suất 3 – 5s/lần)

Nhân viên an ninh hỗ trợ và quan sát khi vạch sơn trên cáp tải bằng với băng máy thì báo Dừng

Nhân viên bảo vệ dùng bộ đàm báo cho Nhóm 2 cabin đã bằng tầng.

Nhóm 1 xác nhận đã nhận thông tin mở hoàn toàn cửa cabin đưa khách ra ngoài.
 

Trường hợp 3: Cabin không di chuyển do cân bằng với đối trọng (thang không có cơ cấu quay puly bằng tay)

Nhóm 1, nhóm 2: dùng bộ đàm trao đổi thông tin về tình hình cứu hộ

Nhóm 2 kỹ thuật viên tháo tay đòn, ra khỏi động cơ

Nhân viên an ninh thông báo cho nhóm 1: đã tháo tay đòn

Nhóm 1: Chất thêm tải lên nóc cabin thang máy (bao cát, bê tông…)

Thông báo cho nhóm 2: đã chất xong tải.

Nhóm 2 thực hiện theo các bước tại mục 2, trường hợp 2.
 

Trường hợp 4: Cabin không di chuyển do bị kẹt thang

Nhóm 1, 2 dùng bộ đàm trao đổi thông tin về tình hình cứu hộ.

Nhóm 2, kỹ thuật viên tháo tay đòn, tay quay ra khỏi động cơ

Nhóm 1 dỡ toàn bộ tải trên nóc cabin xuống

Nhóm 1, 2 thông tin 2 chiều báo hoàn tất công việc

Nhóm 1: Thông báo cho hành khách thang không thể di chuyển, đề nghị khách bình tĩnh chờ đội cứu hộ.

Mở cửa cabin tầng gần nhất phía trên buồng thang bị kẹt.

Mở cửa trên nóc cabin, dùng thang đưa khách ra ngoài an toàn.

Sau khi hoàn thành công tác cứu hộ, bộ phận kỹ thuật tòa nhà phải kiểm tra, reset lại thang máy. Nếu reset không được phải báo ngay với đơn vị bảo trì chuyên nghiệp để có phương án sửa chữa/khắc phục.
Trên đây là quy trình xử lý sự cố thang máy tại các tòa nhà cao tầng. Mỗi cá nhân hành khách, người quản lý, đặc biệt là bộ phận an ninh kỹ thuật của mỗi tòa nhà nên nắm chắc để đảm bảo an toàn cho con người và tài sản, đồng thời giúp cho quá trình vận hành tòa nhà trở nên khoa học và hiện đại hơn.


©2025 Công ty CP phần mềm và dịch vụ gia đình HomeID - Hân hạnh phục vụ

Chat Button