Ban quản trị nhà chung cư hết nhiệm kỳ phải làm thế nào?

1. Trường hợp thành lập ban quản trị nhà chung cư

     Tại khoản 1, 2 Điều 103 Luật nhà ở 2014 có quy định về các trường hợp thành lập Ban quản trị nhà chung cư như sau:

     “1. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà chung cư

….

     2. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Thành phần ban quản trị nhà chung cư gồm đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư, đại diện chủ đầu tư (nếu có); trường hợp người sử dụng nhà chung cư tham gia Hội nghị nhà chung cư thì thành phần Ban quản trị nhà chung cư có thể gồm cả người sử dụng.”

     Như vậy, căn cứ quy định trên của pháp luật, Ban quản trị nhà chung cư được thành lập trong trường hợp:

  • Nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ, người sử dụng nhà chung cư thống nhất việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư.
  • Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên.

2. Ban quản trị nhà chung cư hết nhiệm kỳ thì làm thế nào?

     Tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 02/2016 có quy định như sau:

     “3. Ban quản trị nhà chung cư quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này có nhiệm kỳ hoạt động 03 năm và được bầu lại tại hội nghị nhà chung cư thường niên của năm cuối nhiệm kỳ, trừ trường hợp họp hội nghị nhà chung cư bất thường để bầu thay thế Ban quản trị.”

     Căn cứ quy định trên, nhiệm kỳ hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư là 03 năm. Khi Ban quản trị nhà chung cư hết nhiệm kỳ hoạt động thì phải tổ chức bầu lại tại hội nghị nhà chung cư thường niên của năm cuối nhiệm kỳ hoặc hội nghị nhà chung cư bất thường để bầu thay thế Ban quản trị.

     Việc tổ chức hội nghị nhà chung cư thường niên hoặc hội nghị nhà chung cư bất thường được thực hiện khi đáp ứng được các điều kiện theo quy định pháp luật.


©2024 Công ty CP phần mềm và dịch vụ gia đình HomeID - Hân hạnh phục vụ

Chat Button