Thủ tục kiểm tra phòng cháy, chữa cháy

tư vấn pccc

Bài viết dưới đây hướng dẫn chi tiết về nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra phòng cháy và chữa cháy theo đúng quy định của pháp luật.

Nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy

  • Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
  • Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của từng đối tượng quy định tại Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định 79/2014/NĐ_CP và các quy định của pháp luật có liên quan.
  • Việc chấp hành các quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định 79/2014/NĐ_CP, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các quy định của pháp luật có liên quan và các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Hồ sơ cần có để quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy

  • Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy;
  • Hồ sơ thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (nếu có – giấy phép phòng cháy chữa cháy);
  • Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở; sơ đồ bố trí khu vực nhiều nhà dễ cháy; vị trí nguồn nước chữa cháy của khu dân cư;
  • Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
  • Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;
  • Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
  • Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
  • Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy, nổ (nếu có).

Trách nhiệm kiểm tra phòng cháy, chữa cháy

  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình;
  • Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Hình thức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy

Kiểm tra an toàn về phòng cháy và cháy được tiến hành thường xuyên, định kỳ, đột xuất theo quy định sau đây:

  • Người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ rừng, chủ hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
  • Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ hàng quý đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy; 6 tháng hoặc một năm đối với các đối tượng còn lại và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.

Thủ tục kiểm tra

  • Kiểm tra thường xuyên
  • Người có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy phải xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra trước khi tổ chức thực hiện việc kiểm tra.
  • Kiểm tra định kỳ, đột xuất
  • Người có trách nhiệm kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra;
  • Người có trách nhiệm kiểm tra đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy phải thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra. Cán bộ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan trực tiếp quản lý;
  • Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với người có trách nhiệm kiểm tra khi nhận được thông báo về việc kiểm tra.
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên khi tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, địa bàn do cấp dưới quản lý thì phải thông báo cho cấp quản lý cơ sở, địa bàn đó biết. Trường hợp cần thiết thì yêu cầu cấp quản lý cơ sở, địa bàn đó tham gia đoàn kiểm tra, cung cấp tài liệu và tình hình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở, địa bàn được kiểm tra. Kết quả kiểm tra được thông báo cho cấp quản lý cơ sở, địa bàn biết.

Trình tự kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy

  • Bước 1: Lập kế hoạch kiểm tra
  • Bước 2: Triển khai kế hoạch kiểm tra
  • Bước 3: Thông tin, báo cáo

Khiếu nại

Trong quá trình kiểm tra phòng cháy, chữa cháy, nếu cho rằng quyết hành vi này là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì cá nhân, tổ chức có thể tiến hành khiếu nại theo quy định, trình tự tại Luật khiếu nại 2011.

Biên bản kiểm tra

Việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy phải được lập biên bản (theo mẫu số PC05 Thông tư 66/2014/TT-BCA).

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến kiểm tra phòng cháy và chữa cháy

Việc kiểm tra đột xuất được thực hiện trong những trường hợp nào?

Theo quy định tại Thông tư 141/2020/TT-BCA thì trong những trường hợp dưới đây sẽ bị kiểm tra đột xuất:

  • Kiểm tra đột xuất Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động
  • Vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ
  • Kiểm tra đột xuất nhằm phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý;
  • Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm phạm an ninh, trật tự bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị xử lý.

Những biểu mẫu sử dụng trong công tác kiểm tra phòng cháy và chữa cháy bao gồm những gì?

Biểu mẫu sử dụng trong công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, bao gồm:

  • Kế hoạch kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 141/2020/TT-BCA).
  • Báo cáo kết quả kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 141/2020/TT-BCA).

Các công ty luật có cung cấp dịch vụ tư vấn Quy trình, Thủ tục, Quy định kiểm tra phòng cháy và chữa cháy không?

Có, hiện có nhiều công ty luật có các văn phòng luật sư có thể thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn Quy trình, Thủ tục, Quy định kiểm tra phòng cháy và chữa cháy uy tín, trọn gói cho khách hàng.

Chi phí dịch vụ tư vấn Quy trình, Thủ tục, Quy định kiểm tra phòng cháy và chữa cháy là bao nhiêu?

Chi phí cho việc tư vấn Quy trình thủ tục là trọn gói tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của các công trình vì vậy bạn nên liên hệ để trao đổi về trường hợp của mình. Các dịch vụ tư vấn sẽ đảm bảo theo sát để hướng dẫn đến khi nhận được chứng nhận từ các cơ quan hữu trách.


©2024 Công ty CP phần mềm và dịch vụ gia đình HomeID - Hân hạnh phục vụ

Chat Button