Xử lý nhanh khi bị côn trùng đốt tại nhà

1. Tình trạng côn trùng đốt thông qua triệu chứng lâm sàng

Côn trùng đốt được chia thành 2 loại chính: nhóm có độc và nhóm không độc. Cụ thể:

Nhóm côn trùng có độc

Người bị côn trùng có độc đốt thường cảm thấy đau đớn, sưng tấy. Đặc biệt, những người có cơ địa mẫn cảm sẽ có thể xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng hơn như là bị phù nề, sốc phản vệ, khó thở, toàn thân bị phát ban,… Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Nhóm côn trùng không độc

Những người bị côn trùng không có độc đốt thường nhẹ hơn người bị côn trùng có độc đốt , biểu hiện là cảm giác ngứa, và ngứa (da có nốt sần, nổi mề đay). Những vết cắn từ côn trùng có thể là màu đỏ hoặc nốt bỏng rộp. 

2. Nguyên nhân dẫn tới côn trùng đốt

Để có biện pháp xử lý khi bị côn trùng cắn, bạn cần biết một số nguyên nhân có thể khiến côn trùng “để ý” như là:

  • Bạn tiếp xúc gần với nơi có nhiều côn trùng đốt;
  • Hoạt động ngoài trời ở những nơi thiếu sáng, điều kiện ẩm mốc;
  • Tiếp xúc với động vật có chấy, bọ ve,…
  • Vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ dễ khiến côn trùng “ghé thăm”;
  • Nhà ở không sạch sẽ, phòng ốc bừa bộn tạo điều kiện cho côn trùng trú ngụ;

3. Dấu hiệu nhận biết hiện tượng côn trùng đốt

Dấu hiệu để nhận biết về việc côn trùng cắn tùy theo vết cắn, vết chích của mỗi loại côn trùng. Những dấu hiệu thường gặp bao gồm:

3.1. Côn trùng cắn bị sưng, ngứa

Côn trùng để lại phản ứng trên da người bị đốt sau khi chích như là: kiến lửa, muỗi, ong vò vẽ,… Dấu hiệu chung của côn trùng không có độc đốt là ngứa, sưng. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan vì một số loại côn trùng đốt cũng là nguyên nhân gây bệnh sốt rét, sốt xuất huyết,… Thông thường, những biểu hiện sưng hay ngứa sẽ khỏi trong vài giờ. Nhưng bạn cần xử lý khi bị côn trùng cắn kịp thời nếu cơ thể có phản ứng bứt rứt hay đau nhức.

Muỗi đốt gây sốt xuất huyết Dengue 

3.2. Côn trùng cắn bị sưng mủ

Côn trùng cắn làm cho da bị mưng mủ khiến cho bạn cảm thấy đau đớn và ngứa ngáy dữ dội tại vùng da tổn thương. Thường những côn trùng có độc sẽ gây ra vết cắn sưng mủ và đau nhức. Một số loại côn trùng có thể khiến vùng da bị đốt của bạn mưng mủ có thể kể tới muỗi, bọ chét, ong,… Biện pháp xử lý khi bị côn trùng đốt an toàn là hãy đến cơ sở y tế để có cách điều trị phù hợp

3.3. Côn trùng đốt bị sưng mắt

Côn trùng khi đốt gần mắt dễ làm cho mắt bị sưng và ngứa có thể kể tới kiến ba khoang, kiến lửa, ong, muỗi,… Mắt là giác quan nhạy cảm nên bạn cần cẩn thận xử lý khi bị côn trùng cắn. Đồng thời, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có lời khuyên hữu ích. 

3.4. Côn trùng cắn bị nổi mụn nước

Ban đầu vết cắn của côn trùng khá nhỏ nhưng dần dần sưng to vì phản ứng nhạy cảm giữa cơ thể con người với ngòi, từ vết cắn của côn trùng. Ngay lập tức, bạn có cảm giác ngứa, đau và các nốt sưng phù, mẩn ngứa hình thành những nốt mụn nước trong vòng 48 giờ sau khi bị côn trùng đốt. 

3.5. Côn trùng đốt dẫn tới sốt

Kiến ba khoang là côn trùng khi đã đốt sẽ khiến cho vùng da đó có cảm giác như bị bỏng rát. Sau khoảng thời gian từ 6 đến 8 tiếng, bạn sẽ xuất hiện những vết ban đỏ, ngứa lâu và lan rộng ra khiến bạn bị sốt nhẹ và nổi hạch.

Bên cạnh đó, ong vò vẽ cũng là côn trùng nguy hiểm vì nọc độc của chúng có thể dẫn đến xuất huyết trên da, sốc phản vệ, sốt. Do vậy, bạn không nên chủ quan khi thấy những dấu hiệu trên mà cần có những cách xử lý khi bị côn trùng đốt nhanh chóng và phù hợp.

4. Hướng dẫn xử lý khi bị côn trùng đốt an toàn

Biểu hiện khi bị côn trùng đốt như là sưng tấy, ngứa phát ban, nổi mụn hoặc bị sưng môi, sưng mắt. Sau đây là một số biện pháp xử lý khi bị côn trùng đốt thích hợp để bạn tham khảo:

  • Hạn chế gãi vì khiến vết cắn của côn trùng dễ nhiễm khuẩn. Những triệu chứng nhẹ như bị ngứa sẽ hết sau vài phút. Nhưng nếu trường hợp nặng hơn như ngứa nhiều, ngứa lâu, sưng đỏ lan rộng thì bạn cần cơ sở Y tế để được thăm khám và điều trị.
  • Với trường hợp bị côn trùng có ngòi đốt (ong), bạn xử lý khi bị côn trùng đốt bằng cách lấy ngòi ra bằng kim hoặc nhíp. Sau đó, hãy sát khuẩn vết thương thật sạch với nước muối. Bạn có thể dùng thêm biện pháp chườm bằng đá lạnh để vết thương bớt đau và sưng tấy. Cuối cùng, bạn hãy sử dụng thêm thuốc bôi chuyên dụng được chỉ định từ bác sĩ.
  • Một số tình trạng khi bị côn trùng đốt dẫn đến toàn thân bị dị ứng, phế quản bị co thắt, sốc phản vệ, sốc. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để điều trị để đảm bảo không ảnh hưởng đến tính mạng. Đặc biệt, sau 6 tiếng đồng hồ, nhiễm khuẩn và biến chứng nguy hiểm là rất cao. Do đó, nếu có những biểu hiện trên thì cách xử lý khi bị côn trùng đốt tốt nhất đó là đi cấp cứu sớm nhất có thể.

5. Biện pháp phòng ngừa côn trùng đốt tại nhà

Một số biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng côn trùng đốt an toàn tại nhà bao gồm:

  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát để ngăn chặn côn trùng phát triển và trú ngụ;
  • Phun thuốc diệt côn trùng trong điều kiện gia đình không có ai ở nhà và cửa đã đóng kín để đạt hiệu quả cao;
  • Sử dụng biện pháp đề phòng côn trùng đốt bằng các dược liệu như húng quế, chanh, lá bạc hà, hương thảo,…
  • Dùng các loại thuốc bôi ngoài da chống côn trùng khi bạn đi ra ngoài đặc biệt là đến vườn cây hoặc đi dã ngoại;
  • Kiểm tra và tiêu diệt thường xuyên bọ chét ở chó, mèo và những vật nuôi khác trong gia đình.

Xử lý khi bị côn trùng đốt được áp dụng trong những trường hợp tổn thương ngoài da không quá nặng. Bạn nên có sự hỗ trợ từ bác sĩ nếu vùng da bị côn trùng cắn của bạn gặp nghiêm trọng.


©2025 Công ty CP phần mềm và dịch vụ gia đình HomeID - Hân hạnh phục vụ

Chat Button